Bật mí cách phân biệt trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

Trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý đều là những trẻ bị mắc các chứng bệnh có liên quan đến những rối loạn về hành vi, trí tuệ. Tuy nhiên chúng cũng có những sự giống và khác nhau nhất định. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để chúng ta có thể phân biệt được 2 nhóm bệnh này nhé!

1. Giống nhau giữa trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

Giống nhau giữa trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý
Giống nhau giữa trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

1.1 Mức độ tập trung giữa trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

Cả trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý đều thiếu tập trung vào những điều mọi người nói, nhưng lại rất chú tâm đến những sở thích, những điều mình quan tâm.

Với trẻ tăng động giảm chú ý là do trẻ không có độ tập trung cao, hay bị xao nhãng nên trẻ dễ bị chuyển hướng sự quan tâm ngay tức khắc hoặc trong một thời gian khá ngắn, còn trẻ tự kỷ là do trẻ bận tập trung vào những việc trẻ đang làm, nên trẻ không có quan tâm để ý đến bất cứ thứ gì xung quanh trẻ, tức là trẻ thiếu tập trung vào lời người khác nói vì trẻ đang bận tập trung vào một vấn đề khác.

1.2 Rối loạn cảm giác ở 2 nhóm trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

Trẻ thường có những rối loạn về cảm giác, lúc thì trẻ bị ngã nhưng như không có chuyện gì xảy ra, nhưng có những lúc trẻ lại phản ứng một cách thái quá về một tác động nào đó từ bên ngoài. 

Đối với các bé tăng động giảm chú ý, các bé có xu hướng nghịch mất kiểm soát nên nhiều khi các bé có những vận động, tác động rất mạnh đến người khác, khiến cho bạn chơi cùng bị đau. Còn trẻ tự kỷ thì lại phản ứng rất gay gắt gào thét khi ai đó làm một hành động gì đó mới, hay là trẻ đi nhón gót, trẻ tự đập đầu vào tường, tự vả vào mặt mình,….

1.3 Hòa nhập với xã hội

Hòa nhập xã hội

Trẻ gặp khó khăn trong việc hòa nhập và kết nối với các bạn do không nắm được, hiểu rõ các quy tắc xã hội, trường lớp. 

Với trẻ tăng động thì do các bé có sự tập trung kém nên trẻ thường quên hoặc không chú ý lắng nghe các quy tắc của trò chơi khiến cho việc phá vỡ các quy tắc này xảy ra thường xuyên, làm cho những bạn chơi cùng cảm thấy khó chịu và chán nản, không muốn tiếp tục chơi với trẻ nữa.

Còn với các bạn tự kỷ thì các bạn lại ít giao tiếp xã hội và trẻ bị khó khăn trong việc kết nối dẫn đến trẻ thường tự chơi một mình và không có bạn.

2. Khác nhau giữa 2 nhóm trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

2.1 Mức độ tập trung:

Trẻ tăng động giảm chú ý thì khả năng tập trung kém, dễ bị phân tâm, sao nhãng, trẻ không làm được một việc gì quá lâu, trẻ thường chuyển hướng sang một việc hoặc một vật nào đó nhanh chóng. Trẻ thường xuyên né tránh những việc đòi hỏi sự nỗ lực như là việc học tập.

Trong khi đó nhóm trẻ tự kỷ lại tập trung cao độ vào một việc mà trẻ quan tâm, không để ý đến bất cứ thứ gì xung quanh.

2.2 Vui chơi và nghịch ngợm của trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động nghịch ngợm quá mức, hành động không suy nghĩ và không hiểu hậu quả từ hành động của mình, luôn chân luôn tay không ngồi yên được, chen ngang khi người khác đang nói, trẻ luôn chơi một cách ồn ào.

Còn trẻ tự kỷ thì lại chỉ chơi một số trò quen thuộc, thích xếp hàng dài hoặc vòng tròn, ngồi chơi một mình, ít chơi hay giao tiếp với những người khác.

3. Biện pháp can thiệp

Biện pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

Từ những sự giống và khác nhau mà chúng ta đã đi tìm hiểu ở trên, chúng ta sẽ đưa ra các phương pháp can thiệp cho trẻ hợp lý nhất.

Với trẻ tăng động giảm chú ý thì chúng ta cần giải phóng bớt năng lượng trong cơ thể trẻ bằng cách tăng cường vận động và thay đổi dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Kết hợp với việc chúng ta sử dụng phương pháp trị liệu về tâm lý: nói lời yêu thương với trẻ, khuyến khích trẻ,…

Tuy nhiên với nhóm trẻ tự kỷ thì chúng ta cần sử dụng phương pháp trị liệu về tâm lý kết hợp với giáo dục hành vi cho trẻ, ngoài ra chúng ta cũng có thể kết hợp cả việc vận động và dinh dưỡng để trẻ có thể mau chóng phục hồi và trở nên tuyệt vời hơn các ba mẹ nhé!

Tôi là Thanh Vân, một người mẹ có con đặc biệt, mong muốn có thể giúp đỡ được nhiều ba mẹ hơn nữa trên hành trình tuyệt vời của các con.

Hãy theo dõi thêm các bài viết và video khác của tôi tại đây: Facebook, Youtube, Tiktok

Bài viết mới nhất: 8 quan điểm sai lầm về trẻ tự kỷ

 

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận