Hiểu và nhận diện rõ về trẻ tăng động giảm chú ý

Ngày nay tỷ lệ trẻ tăng động giảm chú ý ngày càng gia tăng, nhiều ba mẹ và người thân hoang mang vì không biết trẻ bị vấn đề gì và phải hỗ trợ trẻ ra sao trong quá trình học tập, chính vì vậy bài viết này muốn chia sẻ cách giúp cha mẹ hiểu hơn vế trẻ tăng động giảm chú ý cũng như các triệu chứng của trẻ

Tìm hiểu về trẻ tăng động giảm chú ý

Định nghĩa về trẻ tăng động giảm chú ý

 Theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention) trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hòa Kỳ

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất ở thời thơ ấu. Nó thường được chẩn đoán đầu tiên ở thời thơ ấu và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc chú ý, kiểm soát các hành vi bốc đồng (có thể hành động mà không suy nghĩ về kết quả sẽ xảy ra) hoặc hoạt động quá mức.

Dinh-nghia-ve-tre-tang-dong-giam-chu-y
Dinh-nghia-ve-tre-tang-dong-giam-chu-y

Phân loại trẻ tăng động giảm chú ý

      Tùy thuộc vào triệu chứng mạnh nhất của từng cá nhân: gồm 3 loại ADHD 

Kém tập trung

Là những người dễ bị phân tâm hoặc quên các chi tiết của thói quen hàng ngày, không chú ý, khó hoàn thành một nhiệm vụ nào đó

Tăng động- bốc đồng

Khó ngồi yên lâu, trẻ nhỏ thường chạy nhảy hoặc leo trẻo liên tục. Hay ngắt lời người khác, nói chen và không chờ đợi được đến lượt, có thể gặp nhiều tai nạn và chấn thương.

Kết hợp

Các triệu chứng của cả 2 loại trên đều xuất hiện ở người này

Quản lý các triệu chứng tăng động giảm chú ý:

     Khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người, và đặc biệt là với trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD). Ngoài những phương pháp trị liệu và giáo dục hành vi cho trẻ, lối sống lành mạnh có thể giúp các bé giảm thiểu những triệu chứng ADHD dễ dàng hơn

  • Phát triển thói quen ăn uống lành mạnh
  • Tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày dựa trên độ tuổi như đi bộ, chạy, bơi, đá bóng,…
  • Giới hạn và giảm dần  thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử, như tivi, máy tính, điện thoại,…
  • Ngủ đủ giấc mỗi đêm theo độ tuổi
Quan-ly-trieu-chung-tre-tang-dong-giam-chu-y
Quan-ly-trieu-chung-tre-tang-dong-giam-chu-y

Tỷ lệ và nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý

Tỷ lệ trẻ tăng động giảm chú ý

    Tỷ lệ trẻ bị ADHD là khác nhau ở từng quốc gia, từng địa phương, tuy nhiên theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ này đang vào khoảng 5-10%, và có xu hướng gia tăng trong tương lai.

Giữa các bé trai và các bé gái, tỷ lệ này cũng có sự chênh lệch đáng kể. Theo nghiên cứu của WHO, tỷ lệ nam giới mắc ADHD cao hơn 2-3 lần so với nữ giới, tỷ lệ của trẻ em nam mắc ADHD là 7,1%, trong khi đó tỷ lệ mắc ADHD ở trẻ em nữ chỉ khoảng 2,7%.

Nguyên nhân tăng động giảm chú ý

    Theo các nhà khoa học nghiên cứu, nguyên nhân của ADHD là sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể được đưa ra:

Về yếu tố di truyền

Nghĩa là nếu trong gia đình bạn có người bị mắc ADHD thì con trẻ sẽ có nguy cơ mắc ADHD cao hơn

Sự phát triển của não bộ

Những thay đổi trong sự phát triển của não bộ cũng có ảnh hưởng đến ADHD

Yếu tố môi trường

Hóa chất, chất gây ô nhiễm, thuốc lá, rượu, các yếu tố về tâm lý xã hội, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ADHD

Sinh lý

Kém cân bằng các hóa chất trung gian thần kinh trong não

Hiểu trẻ tăng động giảm chú ý và cách nuôi dạy phù hợp

Hiểu con bạn

Việc đầu tiên các cha mẹ cần nhìn nhận rằng, trong khi cha mẹ và những người lớn khác coi những hành vi của trẻ tăng động giảm chú ý là một vấn đề cần khắc phục, thì đối với trẻ hành vi tăng động giảm chú ý (ADHD) là một giải pháp cho những khó khăn mà trẻ gặp phải hàng ngày. Khi trẻ gặp nghịch cảnh, hành vi ADHD bằng một cách nào đó giúp trẻ giảm nhẹ tình hình. Khi chúng ta đã hiểu được điều gì là nguyên nhân thực sự cho những hành vi ADHD chúng ta sẽ có những cái nhìn sâu sắc cũng như việc tìm cách loại bỏ nó.

Bạn có bao giờ để ý rằng khi con bạn thoải mái, hoặc đang làm những gì mà trẻ thích, hành vi ADHD ít có khả năng xảy ra (điều này khiến nhiều cha mẹ nhận thấy con mình có những lúc bình thường, không hề giống trẻ ADHD)

Và bạn thấy rằng con bạn sẽ rất tập trung và không nhảy nhót bốc đồng khi con đang làm những điều con thích. Con đang không phải chịu áp lực từ những mong muốn của người khác, anh ý có thể làm mà không bị áp lực về thời gian hay bất kì sự lo lắng nào khác. Lúc này trẻ đang là chính mình, kiểm soát việc trẻ đang làm, lúc nào trẻ có thể dừng lại và lúc nào tiếp tục mà không chịu ảnh hưởng từ ngoại cảnh tác động.

Cách nuôi dạy con phù hợp

     Không có một cách nuôi dạy trẻ ADHD nào áp dụng được cho mọi trường hợp, bởi mỗi trẻ có một tính cách, hành vi và suy nghĩ khác nhau. Dưới đây tôi sẽ nêu ra 7 nguyên tắc cho việc nuôi dạy một đứa trẻ ADHD, và mọi chương trình can thiệp chúng ta sẽ xây dựng dựa trên các nguyên tắc này

7-nguyen-tac-nuoi-day-tre-tang-dong-giam-chu-y
7-nguyen-tac-nuoi-day-tre-tang-dong-giam-chu-y

Nguyên tắc 1: Cung cấp tình yêu vô điều kiện và sự quan tâm tích cực:

     Cuộc sống của trẻ luôn tràn đầy những chỉ trích từ giáo viên cho đến những người xung quanh, bởi vì họ không hiểu trẻ, nhưng cha mẹ là người hiểu trẻ hơn hết, cần phải giúp đỡ yêu thương và củng cố lại niềm tin, sự tự tin trong trẻ.

Yêu con vô điều kiện là bạn chấp nhận con người con cả những hành vi tốt và xấu, bạn hiểu bản chất của con, luôn dành sự lắng nghe và những lời khen cũng như những lời cổ vũ con

Nguyên tắc 2: Dành thời gian thú vị với con

    Cha mẹ nên bên con và dành thời gian cùng con trải nghiệm những thử thách, cũng như những khó khăn của con. Khi con càng lớn, càng có nhiều mối quan hệ hơn, nhưng cha mẹ và con vẫn nên dành thời gian hàng tuần bên nhau để cùng làm những việc cả 2 yêu thích để tăng cường, củng cố mối quan hệ. Ngoài ra bạn cũng nên chào đón những người bạn của con với một sự niềm nở, khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể.

Nguyên tắc 3: Trở thành chuyên gia về tăng động giảm chú ý (ADHD)

    Cha mẹ cần tìm hiểu càng nhiều về ADHD càng tốt. Có kiến thức về ADHD sẽ giúp cha mẹ đưa ra những quyết định đúng đắn để giúp đỡ con hiệu quả nhất. 

Nguyên tắc 4: Làm gương cho con

     Chúng ta cần dạy con những giá trị tốt đẹp, những nguyên tắc không được vi phạm trong cuộc sống, và chính chúng ta phải trở thành người thực hiện những điều đấy để con có thể nhìn thấy và thực hiện theo. 

Nguyên tắc 5: Cung cấp những quy tắc ở nhà với một sự rõ ràng và nhất quán

     Bạn có thể cho trẻ cùng thảo luận về những quy tắc cần có trong gia đình, và thống nhất tuân thủ với mọi thành viên, có thể phân công cho trẻ nhiệm vụ giám sát để nâng cao tính trách nhiệm và tuân thủ của trẻ

Nguyên tắc 6: giám sát việc tuân thủ nội quy và kiểm tra hành vi thường xuyên: 

     Các hành vi cần phải được theo dõi liên tục, có một bộ các quy tắc để con tuân theo như một thói quen. Theo dõi thường xuyên các hành vi của trẻ, để hạn chế tính bốc đồng ở trẻ.

Nguyên tắc 7: Khơi gợi sự tự tin ở trẻ

    Thay vì chỉ trích cha mẹ sẽ đưa ra những hướng dẫn hiệu quả hơn cho con. Nếu cha mẹ chỉ phán xét hoặc chỉ trích sẽ làm trẻ phòng thủ và phản ứng lại.

Khi chúng ta đã hiểu rõ hơn về triệu chứng của con chúng ta sẽ biết cách để hõ trợ và đồng hành con tốt hơn, tránh những stress và rạn nứt không đáng có giữa cha mẹ và trẻ.

Hãy theo dõi thêm các bài viết và video khác của tôi tại đây: FacebookYoutubeTiktok

Bài viết mới nhất: Bật mí cách phân biệt trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận