Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý

Ngày nay số lượng trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý ngày càng gia tăng. Khi thấy các bạn nhỏ nhà mình quá nghịch ngơm, bạn băn khoăn không biết bé nhà mình có bị tăng động không?

Vây thì hãy tiếp tục đọc bài viết này để có những kiến thức bổ ích nhé:

Định nghĩa trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý là một bệnh tâm lý ở trẻ nhỏ, ở bệnh này trẻ sẽ thường xuyên nghịch ngợm mất kiểm soát, rất dễ bốc đồng và giao tiếp xã hội kém.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý:

Dấu hiệu về tăng động

Trẻ nghịch ngợm mà không kiểm soát được, trẻ có thể làm đau các bạn đang chơi cùng.

Do trẻ bị rối loại cảm giác, nên trẻ không thấy đau, hoặc không biết làm như thế là bạn đau nên không dừng lại được khi đang trong trạng thái hưng phấn quá độ.

Dấu hiệu giảm chú ý:

Trẻ không đủ kiên nhẫn để chờ đến lượt, như việc xếp hàng chơi một trò chơi nào đó. Bản thân não bộ của trẻ, cả não trái và não phải đều chỉ huy cơ thể cùng 1 lúc, dẫn đến tay chân trẻ không thể để yên 1 lúc nào, do đó việc đứng chờ là một cực hình với trẻ.

Trẻ khó lắng nghe trực tiếp từ người khác. Trẻ luôn luôn phải vận động giải phóng năng lượng, cho nên trẻ không tiếp thu, hoặc không lắng nghe được lời người khác nói.

Trẻ né tránh những hoạt động đòi hỏi sự nỗi lực, ví dụ như làm bài tập

Trẻ không hoàn thành, hoặc chỉ hoàn thành 1 phần công việc được giao. Bạn có thể giao cho trẻ 1-2 công việc, tuy nhiên việc không tập trung chú ý nên trẻ chỉ có thể nhớ ngay 1 việc và làm ngay, sau đấy trẻ quên mất nhiệm vụ thứ hai bạn vừa giao là gì.

Trẻ dễ sao nhãng bởi những hoạt động khác. Khi trẻ làm những hoạt động trẻ không thích, hoặc thời gian cho hoạt động đấy đã quá thời gian chịu đựng với trẻ, trẻ bắt đầu tìm kiếm những đồ vật xung quanh ngay trước mắt trẻ để giải tỏa năng lượng trong cơ thể. Nếu không có đồ vật nào thì trẻ sẽ tự nghịch tay chân, quần áo của bản thân.

tre-tang-dong-giam-chu-y-2
tre-tang-dong-giam-chu-y-2

+ Đánh giá thường xuyên và ít nhất trong vòng 6 tháng

Trên đây là một vài dấu hiệu cơ bản giúp các bạn có cái nhìn sơ bộ về dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ, tuy nhiên bất cứ yếu tố nào cũng có thể xảy ra ở trẻ thông thường. Vì vậy các bạn nên đánh giá các dấu hiệu này có xảy ra thường xuyên không, nên quan sát và đánh giá trong khoảng thời gian 6 tháng và trong mọi môi trường, dù là ở nhà hay ở trường.

Sau khi có nhận định về việc con mình có khả năng tự kỷ không, bạn có thể tìm hiểu một số bài test, hoặc đưa con đến các trung tâm dể có được sự đánh giá về con chuẩn xác nhất. Sau đó sẽ đưa ra hướng điều trị, can thiệp hợp lý cho con.

Tuy nhiên dù con có thế nào cũng đừng quên là luôn yêu thương và tin tưởng vào con các ba mẹ nhé!

Các bạn đừng quên bình luận phía dưới bài viết về chủ đề các bạn muốn quan tâm để Vân có thể cung cấp tới bạn kiến thức phù hợp nhất.

Bài khuyên đọc: Trẻ tăng động giảm chú ý nên học ở đâu

Theo dõi Vân trên các kênh:

Facebook: https://www.facebook.com/maithanhvan258

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận