Trẻ tăng động giảm chú ý nên học ở đâu?

“Trung tâm nào can thiệp tốt ở Hà Nội?”, “Trung tâm X dạy trẻ tăng động giảm chú ý có tốt không?”, “Đã ai cho con can thiệp ở trung tâm Y chưa?”,… Đấy là những câu hỏi mà bố mẹ của những bạn nhỏ tăng động giảm chú ý, tự kỷ thường xuyên tìm kiếm.

Trẻ tự kỷ, tăng động giảm chú ý nên lựa chọn hình thức can thiệp nào?

Đây cũng là một cách mà các ba mẹ tìm kiếm giải pháp, tìm kiếm người hỗ trợ trong một lĩnh vực mà bản thân mình không biết. Nhưng làm sao để chọn được một trung tâm/giáo viên can thiệp có chất lương? Có tâm? Đấy cũng là một câu hỏi đi kèm của không ít các bậc phụ huynh.

Các hình thức can thiệp cho trẻ

Dưới đây Vân sẽ đưa ra một số nhận xét khách quan nhất để giúp các ba mẹ dễ dàng đưa ra câu trả lời cho bản thân mình.

Về cơ bản, can thiệp ở trẻ có 2 hình thức

1 là can thiệp tại trung tâm/ giáo viên (gọi chung là can thiệp nhờ sự trợ giúp bên ngoài), hình thức thứ 2 là can thiệp tại nhà- bố mẹ tự can thiệp cho con.

Với hình thức 1 là can thiệp nhờ sự trợ giúp bên ngoài như can thiệp tại trung tâm, hoặc nhờ giáo viên can thiệp riêng, chúng ta cũng có can thiệp cá nhân và can thiệp nhóm.

Can thiệp cá nhân là việc các bạn được học trực tiếp với 1 giáo viên, học 1-1 trong thời lượng từ 1-2h/ ngày và từ 2-3 buổi/ tuần. Can thiệp nhóm là việc con học cả ngày ở trung tâm giáo dục trẻ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, trong đó, khoảng thời gian can thiệp cá nhân (1-1) của con cũng khoảng 1-2h/ ngày, ngoài ra các khoảng thời gian còn lại con sẽ sinh hoạt cùng những bạn đặc biệt khác. Thêm vào đó các giáo viên sẽ tư vấn và trao đổi thêm với ba mẹ về cách tương tác với con ở nhà.

Tiếp theo là tới hình thức can thiệp tại nhà, can thiệp tại nhà là việc bố mẹ tự tìm hiểu và tìm cách hỗ trợ con về mặt vận động, dinh dưỡng và học tập, đồng hành cùng con trong mọi việc, đôi khi cảm thấy nản và hoang mang vì chưa thấy sự tiến bộ của con.

Ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức

Ưu điểm của hình thức can thiệp tại trung tâm (giáo viên)

Ba mẹ yên tâm hơn, vì đã được trao gửi niềm tin cho những người có chuyên môn, có bài giảng và lộ trình cụ thể về việc học từng ngày của con.

Nhược điểm của can thiệp tại trung tâm

Chi phí khá là tốn kém, mất thời gian đưa đón và chờ đợi con khi con học tại trung tâm (đối với học cá nhân 1-1). Đối với những bạn học theo nhóm thì có thể phát sinh thêm những hành vi tự kích thích mới, do con có thể học từ các bạn trong lớp.

Ưu điểm của hình thức can thiệp tại nhà

Ưu điểm của hình thức này là ba mẹ có thể kiểm soát được những việc con học, con hoạt động, kiểm soát được kế hoạch của con mỗi ngày, con không có khả năng bị học thêm những hành vi tự kích thích khác từ các bạn, ba mẹ hiểu con hơn,con cảm nhận được những tình cảm cũng như sự nỗ lực của ba mẹ.

Nhược điểm của hình thức can thiệp tại nhà

Mất thời gian tìm hiểu, tổng hợp kiến thức, thử nghiệm và theo dõi trẻ

Có thể hoang mang trong quá trình đồng hành cùng con

Bị nhiều rào cản từ phía người thân

Trên đây là tổng kết những ưu nhược điểm mà mình đưa ra để giúp ba mẹ có một cái nhìn toàn cảnh hơn trong việc can thiệp cho trẻ.

Tuy nhiên, theo mình thì dù bạn sử dụng hình thức nào thì bạn cũng nên kiên trì và cố gắng, đặc biệt là đồng hành với con trên cả hành trình. Dù là bạn cho con can thiệp ở trung tâm mà con có tiến bộ thì cả ở nhà mình cũng nên tiếp tục đồng hành cùng con, đừng dừng lại, vì đây là một hành trình dài cần sự nỗ lực và kiên trì rất lớn từ ba mẹ.

Hãy bình luận nếu bạn có bất kì thắc mắc hay tâm sự gì muốn được chia sẻ nhé!

Hãy đọc tiếp bài viết: nỗi buồn của trẻ tự kỷ

Thanh Vân: https://www.facebook.com/maithanhvan258

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận